Ngày 3/11/2023, Học viện Ngoại giao phối hợp với Quỹ Châu Á New Zealand (ANZF) tổ chức Đối thoại thường niên lần thứ 14. Về phía Việt Nam, Đối thoại có sự tham dự của Lãnh đạo Học viện Ngoại giao, một số cán bộ nghiên cứu, giảng viên Học viện, đại diện các đơn vị thuộc Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Tiến sĩ Nguyễn Hùng Sơn - Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao chủ trì Đối thoại. Về phía New Zealand, Đối thoại có sự tham dự của Đại sứ New Zealand tại Việt Nam Tredene Dobson, Phó Đại sứ New Zealand Ginny Chapman, Lãnh đạo Quỹ ANZF, đại diện các giáo sư, chuyên gia đến từ một số viện nghiên cứu và trường đại học lớn của New Zealand.
Toàn cảnh buổi đối thoại
Phát
biểu khai mạc Đối thoại, TS. Nguyễn Hùng Sơn, Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao
khẳng định Đối thoại thường niên với Quỹ ANZF là một trong những cơ chế trao
đổi có hiệu quả cao, đóng vai trò cầu nối giữa các cơ quan tham mưu chiến lược
của Việt Nam và New Zealand. Đối thoại diễn ra trong bối cảnh thế giới có nhiều
diễn biến hết sức phức tạp, nổi bật nhất là xu hướng cạnh tranh giữa các nước
lớn ngày càng quyết liệt. Chính sách đối ngoại của các nước lớn đều nhấn mạnh
tầm quan trọng của khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Những diễn biến nói trên
tác động sâu sắc đến các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam và New
Zealand. Trong bối cảnh đó, việc tăng cường hợp tác giữa các nước nhỏ và tầm
trung như Việt Nam và New Zealand có ý nghĩa quan trọng nhằm thúc đẩy lòng tin,
gìn giữ hòa bình, ổn định tại khu vực.
TS. Nguyễn Hùng Sơn, Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao và bà Fran Wilde, Chủ tịch Quỹ châu Á New Zealand
Trong
phiên 1 với chủ đề “Cạnh tranh nước lớn và bất ổn địa chính trị”, các đại biểu
khẳng định cần có cái nhìn toàn diện về tình hình thế giới hiện nay. Cạnh tranh
chiến lược giữa các nước lớn là một những nhân tố tác động mạnh mẽ nhất đến sự
ổn định của khu vực. Các thể chế đa phương đóng vai trò quan trọng trong việc
duy trì sự ổn định này. Đa
số ý kiến cho rằng trong bối cảnh bất ổn hiện nay, các nước vừa và nhỏ cần tăng
cường tự chủ chiến lược, gia tăng hợp tác, xúc tiến đối thoại và xây dựng lòng
tin để duy trì vai trò trung tâm tăng trưởng toàn cầu của châu Á - Thái Bình
Dương.
Tại
phiên 2 với chủ đề “Những rủi ro đối với thương mại quốc tế và khả năng chống
chịu”, các đại biểu nhận định bối cảnh kinh tế toàn cầu đang chịu tác động qua
lại giữa an ninh và kinh tế. Xu hướng mất cân bằng toàn cầu hoá và đại dịch
Covid-19 đòi hỏi các nước phải đa dạng hóa thương mại và đầu tư. Trong bối cảnh
đó, các nước nên thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro, tăng khả năng
chống chịu, phục hồi của nền kinh tế.
Về phiên 3 “Quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - New Zealand: Lợi ích chung và Cơ hội phát triển”, quan hệ chính trị Việt Nam - New Zealand ngày càng được củng cố, đi vào chiều sâu nhờ sự tin cậy chính trị ngày càng gia tăng, tăng trưởng thương mại gấp 4 lần trong những năm qua. Việt Nam và New Zealand cũng thực hiện nhiều các sáng kiến chung về thương mại và công nghệ. Để làm sâu sắc quan hệ Việt Nam - New Zealand trong thời gian tới, hai nước cần tăng cường đối thoại chính trị, mở rộng thương mại và đầu tư, khám phá các lĩnh vực hợp tác mới như biến đổi khí hậu và hợp tác giáo dục, đào tạo nhằm đem lại lợi ích thiết thực cho nhân dân 2 nước.